6 Lý Do Khiến Livestream Bán Hàng Của Bạn Ít Người Xem

Mạng xã hội là nơi để kết nối bạn bè lại với nhau, số lượng người tham gia Facebook, Instagram hay Twitter tăng đáng kể mỗi ngày. Facebook là ứng dụng được nhiều người đăng ký tài khoản nhất, để thu hút sự hứng thú của người tiêu dùng, Facebook còn cho ra đời tính năng livestream trực tiếp để người dung có thể trò chuyện trực tiếp với nhau qua màn hình.

Nhiều doanh nghiệp và chủ shop đã tận dụng tính năng livestream này để bán hàng rất hiệu quả. Tuy nhiên, hình thức livestream bán hàng này không phải ai cũng thu hút được nhiều người xem và đem lại hiệu quản chốt đơn cao, hãy cùng tìm hiểu lí do trong bài viết này nhé!

1. Lỗi kỹ thuật trong buổi livestream bán hàng

Dung lượng pin của thiết bị phát livestream trực tiếp có thể gây ảnh hưởng đến buổi livestream bán hàng nếu như chưa nói hết nội dung mà phần trăm pin chỉ còn rất ít, có thể buổi livestream sẽ phải kết thúc sớm hoặc bị gián đoán.

Kết nối mạng là yếu tố cực kì quan trọng đối với việc livestream bán hàng, để hình ảnh trong buổi livestream được hiển thị rõ nhất cần có đường truyền mạng mạnh đảm bảo tốc độ truyền phát nhanh, không chập chờn. Tình trạng kết nối mạng yếu sẽ làm buổi livestream bán hàng gặp nhiều khó khăn như: bị mất hiển thị bình luận của khách hàng, hình ảnh mờ không rõ nét, video bị giật đơ và đứng yên không chuyển động, lời nói bị đứt quãng, mất tương tác giữa khách hàng và chủ doanh nghiệp.

2. Dính bản quyền hoặc vi phạm ngôn ngữ, hình ảnh cộng đồng

Khi livestream lên facebook hoặc youtube doanh nghiệp cần lưu ý đến vấn đề bản quyền âm nhạc, nếu bạn livestream livestream bán hàng mà trong đó có nhạc bản quyền, thì sau khi kết thúc việc livestream, Facebook sẽ không cho lưu video đó trên trang của doanh nghiệp hoặc chủ shop, hay thậm chí có trường hợp cấm quyền livestream của doanh nghiệp trong vòng 24H.

Trong lúc livestream nếu người dẫn sử dụng những ngôn từ dung tục hoặc có chứa các yếu tố nhạy cảm như bạo lực, tình dục, các hành vi trái đạo đức, xúc phạm, bôi nhọc người khác, truyền bá những thông tin sai lệch sẽ bị vi phạm quy định và bị dừng phát sóng buổi livestream hoặc nặng hơn sẽ bị cấm livestream trong một khoảng thời gian tùy vào mức độ.

3. Sai khung giờ livestream

Mỗi mặt hàng sẽ có khung giờ livestream bán hàng khác nhau. Doanh nghiệp nên tìm hiểu về thói quen sinh hoạt của đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như khung giờ cao điểm mà lượng người truy cập vào mạng xã hội chạm mức cao nhất để có thể tiếp cận được với họ. Phát sóng livestream bán hàng không đúng khung giờ sẽ xảy ra tình trạng không có người xem, mất tưởng tác, buổi livestream bán hàng bị thất bại do không chốt được đơn hàng.

4. Bối cảnh không hợp lý

Nền quay video của buổi livestream bán hàng phải được chuẩn bị thật kĩ càng, gọn gàng, bắt mắt để khi khách hàng nhìn vào màn hình có cảm giác dễ chịu, thiện cảm hơn. Tránh sử dụng các nền màu chói gây lóa mắt, họa tiết sặc sỡ và đặc biệt không được livestream bán hàng trong khung cảnh đồ đạc sắp xếp lộn xộn, bê bối và không sạch sẽ.

5. Người dẫn không thu hút

Người dẫn livestream bán hàng là yếu tố đặc biệt quan trọng trong buổi livestream, người dẫn có sự sáng tạo, giọng nói rõ ràng, truyền cảm và ngoại hình xinh xắn thì lượt xem livestream mới có thể được duy trì và tăng lên. Do đó, bạn có thể suy nghĩ, cân nhắc đến việc tìm KOL (Key Opinion Leader) phù hợp để làm người dẫn cho chương trình livestream. Một số tiêu chí ở KOL cần có như:

5.1 Giọng nói rõ ràng

Khi livestream cũng như khi đang thuyết trình về một sản phẩm/dịch vụ. Bạn phải hiểu rõ sản phẩm mình đang giới thiệu với giọng nói rõ ràng, nhấn nhá đúng chỗ, sử dụng ngôn ngữ cơ thể mô tả sản phẩm để tăng sự chuyển động trong khung hình, tránh gây hình ảnh nhàm chán khi đứng yên một chỗ. Một giọng nói sỗ sàng, quá lớn hoặc sử dụng từ ngữ không văn minh sẽ làm cho livestream bán hàng của doanh nghiệp tuột mắt xem rất đáng kể.

5.2 Ngoại hình chỉn chu

Chuẩn bị thật chu đáo từ trang điểm mặt cho tới trang phục thật chỉn chu, không được quá lòe loẹt hay phản cảm. Trang phục không phù hợp, quá khiêu gợi sẽ khiến cho người dẫn trở nên phản cảm và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của của doanh nghiệp.

6. Sản phẩm lỗi thời và không ai quan tâm

Nếu doanh nghiệp của bạn không mắc phải những sai lầm kể trên nhưng buổi livestream bán hàng vẫn ít người xem thì rất có thể lí do nằm ở sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bạn cần xem xét lại sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình đã thực sự phù hợp và bắt kịp với xu hướng và nhu cầu của thị trường hiện nay hay chưa. Từ đó tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề, doanh nghiệp có thể thay đổi mẫu mã hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra các chương trình khuyến mãi để kích thích người tiêu dùng.

Bài viết đã tổng hợp 6 lý do vì sao buổi livestream bán hàng của bạn ít người xem, giúp bạn hiểu rõ hơn và tìm ra được giải pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng trên. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn trong công việc livestream bán hàng!

——

Với tính năng quản lý bán hàng Livestream Facebook, chúng tôi sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chốt đơn thành công, giảm chi phí và tăng doanh thu bền vững. Một số tính năng nổi bật khi khách hàng sử dụng dịch vụ livestream của chúng tôi:

– 35 kịch bản mẫu giúp doanh nghiệp bán hàng thu hút và tăng tương tác với khách hàng.

– Thu thập thông tin khách hàng để nhân viên tư vấn và lên đơn nhanh hơn.

– Phân quyền nâng cao cho mỗi nhân viên, đảm bảo tính chuyên môn và bảo mật.

– Tạo sẵn đơn hàng khi khách hàng bình luận đúng cú pháp, giúp nhân viên chốt đơn nhanh hơn và không bỏ sót tin nhắn của khách hàng.

Và còn nhiều tính năng nổi bật khác giúp doanh nghiệp thực hiện và quản lý các hoạt động kinh doanh online một cách hiệu quả.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về giải pháp bán hàng online phù hợp với doanh nghiệp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *