Bùng nổ bán hàng qua hình thức livestream trên mạng xã hội

Sức “nóng” của livestream đã và đang tạo nên cuộc đua gay cấn trong ngành thương mại điện tử.

Những cuộc livestream đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người dùng mạng xã hội nhờ mang lại lợi nhuận cao trong khi chi phí thấp, tiếp cận được nhiều người mua. Đó là lý do livestream đang trở thành kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả, thậm chí được dự báo sẽ bùng nổ thành ngành công nghiệp tỷ USD.

Nhiều người hẳn sẽ sửng sốt khi biết rằng, theo một thống kê mới đây tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày, Việt Nam có khoảng 70 đến 80 nghìn phiên livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội.

Bùng nổ bán hàng qua hình thức livestream trên mạng xã hội

Sức “nóng” của livestream đã và đang tạo nên cuộc đua gay cấn trong ngành thương mại điện tử. Từ các doanh nghiệp đến giới nghệ sĩ, người nổi tiếng, từ người kinh doanh ở đô thị đến người nông dân… đều có thể tổ chức livestream bán hàng. Ngoài livestream bán hàng thuần túy, hiện nay đã xuất hiện cả những cuộc livestream bán hàng kéo dài tới 2 – 3 tiếng với các hoạt động âm nhạc, game và các chương trình khuyến mãi độc quyền.

Tại Trung Quốc, bán hàng qua livestream hiện đang trở thành ngành công nghiệp tỷ USD với những con số ấn tượng cũng như những kinh nghiệm về cách quản lý phương thức bán hàng đầy mới mẻ này.

Livestream được đánh giá là mỏ vàng cho những người làm kinh doanh. Nhưng không phải ai livestream cũng có nhiều người theo dõi và bán được hàng. Trong livestream, “mắt xem” – biểu tượng cho số người theo dõi là yếu tố đầu tiên đánh giá cuộc livestream có thành công hay không, từ đó kéo theo tỷ lệ chốt đơn, đặt hàng.

Khi theo dõi và mua hàng bằng hình thức livestream, khách hàng không được trực tiếp cầm sản phẩm, không được trải nghiệm sản phẩm như những mô hình mua sắm truyền thống. Do đó, có thể phát sinh các trường hợp bán hàng không đúng với cam kết chất lượng, thậm chí lừa đảo. Chính vì vậy, việc tạo điều kiện cho công nghệ này phát triển là tất yếu nhưng quản lý thế nào để đảm bảo các hoạt động livestream diễn ra đúng pháp luật là vấn đề cần cơ quan quản lý Nhà nước chú ý.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ bổ sung quy định xử lý hình thức livestream trên mạng. Ví dụ như chỉ những người đích danh trên môi trường số mới được livestream, phải cung cấp thông tin thời gian và nếu bán hàng thì phải cung cấp thông tin cho cơ quan thuế…

Theo VTV News

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *